Xuất khẩu sẽ giảm 50% từ mức trung bình hàng năm là 350.000 tấn do hội chứng chết sớm ở tôm, theo Hiệp hội tôm Thái Lan.
Xuất khẩu tôm từ Thái Lan có thể giảm 50% trong năm nay vì một căn bệnh gọi là hội chứng chết sớm (EMS), một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của ngành công nghiệp nuôi tôm, theo Somsak Paneetatayasai, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan.
Xuất khẩu sẽ giảm 50% từ mức trung bình hàng năm là 350.000 tấn, ông Paneetatayasai nhận định trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ 2 (15/7). Nguồn cung ứng cũng có thể giảm khoảng 50% so với mức sản lượng bình thường từ 500.000 tấn/năm, ông nói.
Ngành công nghiệp nuôi tôm đang có dấu hiệu phục hồi sau khi trại sản xuất giống, nông dân và chính phủ đã làm mọi cách để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Theo Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan, các công ty Thái Lan đang xem xét nhập khẩu tôm và các sản phẩm liên quan bao gồm cả tôm đông lạnh từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, Thai Union Frozen Product PCL (TUF) đánh giá lợi nhuận sẽ giảm trong năm 2013 vì căn bệnh này. Tuy nhiên, việc kinh doanh sẽ bắt đầu hồi phục trong nửa cuối năm nay, chủ tịch Thiraphong Chansiri cho biết tháng trước.
Trong một báo cáo công bố trên web của mình, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho rằng hội chứng EMS hoặc hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) không gây ra nguy cơ đối với sức khỏe con người nhưng nó tàn phá hai loài phổ biến của tôm, đó là tôm sú và tôm chân trắng.
Căn bệnh này cũng đã khiến tôm chết ở một số nước ở châu Á, nơi một triệu người phụ thuộc vào loại hình nuôi trồng thủy sản này, theo một báo cáo trên trang web của FAO. Châu Á sản xuất 3 triệu tấn tôm với giá trị là 13,3 tỷ USD trong năm 2011.
Nguồn Bangkokpost/Dân Việt
0 comments:
Post a Comment