Thursday, October 24, 2013

Toàn cảnh thị trường cao su tháng 9.2013

0 comments

Giá cao su sau khi phục hồi trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9 thì từ tuần cuối tháng 9 giá đã bắt đầu có xu hướng quay đầu và đi xuống trước thông tin tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại trong quý 3 và giá dầu giảm.

Thị trường thế giới

Giá cao su sau khi phục hồi trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9 thì từ tuần cuối tháng 9 giá đã bắt đầu có xu hướng quay đầu và đi xuống trước thông tin tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại trong quý 3 và giá dầu giảm. Thị trường Trung Quốc nghỉ lễ trong 7 ngày đầu tháng 10 cũng kéo giá cao su thế giới đi xuống. Không những thế giá vàng, đồng, dầu thô và một số hàng hóa khác giảm mạnh trong những ngày đầu tháng 10 sau khi chính phủ Mỹ bị đóng cửa một phần khiến các nhà đầu tư lo ngại bán tháo hàng hóa trong khi rất ít người mua mới. Thị trường sau đó có một vài phiên tăng điểm trở lại do triển vọng dư cung cao su trên thị trường sẽ giảm và do sản lượng giảm ở Ấn Độ và Malaysia. Nhập khẩu cao su của Ấn Độ tăng lên 179.292 tấn từ tháng 4 đến tháng 9, cao hơn nhiều so với 112.641 tấn một năm trước đó. Trung bình 10 ngày đầu tháng 10, giá cao su kỳ hạn tháng 10 tại sàn Tocom giảm 19,6 yên/kg xuống mức 246,5 yên/kg so với trung bình tháng 9.

Như vậy trung bình quý 3/2013 giá cao su kỳ hạn tháng 10 và tháng 11 tại sàn Thượng Hải đã tăng 8,05% và 7,01% so với quý 2 lên mức 18.020 NDT/tấn và 18.123 NDT/tấn. Tại sàn Tocom giá cao su kỳ hạn tháng 9 và tháng 10 trung bình quý 3/2013 cũng tăng 1,48% và 1,04% so với quý 2 lên mức 254 yên/kg và 255 yên/kg. Còn so với quý 3/2012 giá cao su RSS3 tại Thái Lan trung bình quý 3/2013 đã suy giảm khoảng 12,6%; RSS2 giảm 12,7%.

Hình 1: Diễn biến giá cao su kỳ hạn tháng gần nhất trên sàn giao dịch Tocom, yên/kg.

clip_image001

Diễn biến giá cao su thiên nhiên kỳ hạn tháng 10; tháng 11/2013; tháng 1/2014 tại sàn giao dịch Thượng Hải, NDT/tấn.

clip_image002

Trong nước

Thị trường trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng biến động trên thị trường thế giới. Giá cao su nội địa và giá cao su xuất khẩu gần như giảm liên tục trong 4 tháng đầu năm 2013 sau đó đã điều chỉnh tăng trong tháng 5. Tuy nhiên trong 2 tháng tiếp theo giá cao su lại quay lại xu hướng giảm và xuống mức thấp nhất trong 10 tháng 2013. Cao su mủ tươi ở Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu… trung bình tháng 7/2013 chỉ còn dao động ở mức 374-378 đồng/TSC, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2013. Tương tự, giá mủ cao su đông tạp chén và giá cao su thành phẩm cũng đạt mức thấp tại thời điểm cuối tháng 7/2013. Cao su thành phẩm SVR10 tại Bà Rịa Vũng Tàu trung bình tháng 7 chỉ còn ở mức 40.713 đồng/kg; RSS3 tại Tây Ninh đạt 44.357 đồng/kg…Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2012.

Tuy nhiên giá mủ cao su và cao su thành phẩm tại thị trường Việt Nam đã cải thiện từ tháng 8 và tiếp tục đi lên trong tháng 9 mặc dù nguồn cung ngày càng được bổ sung từ vụ thu hoạch cao su. Sau khi đi lên liên tục trong 2 tháng cuối của quý 3, giá cao su tại Việt Nam lại quay lại xu hướng giảm trong những ngày đầu tháng 10. Giá mủ cao su ngày 10/10 tại Bù Gia Mập; Lộc Ninh tỉnh Bình Phước; Phước Hòa- Bình Dương; Bà Rịa Vùng Tàu dao động lần lượt ở mức 410-415 đồng/TSC; 415 đồng/TSC; 405-415 đồng/TSC; 400 đồng/TSC.

Hình 2: Giá mủ đông và giá cao su RSS1 tại thị trường Bình Phước, Tây Ninh, đồng/kg

clip_image003

Xét theo chủng loại xuất khẩu giá cao su SVR3L; SVR10; SVRCV60 cũng giảm xuống mức đáy trong tháng 7 và tháng 8/2013- đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2010. Trung bình tháng 8 giá cao su SVR10; SVR3L; SVRCV60 ở mức 2.164 USD/tấn; 2.266 USD/tấn; 2.451 USD/tấn giảm lần lượt 16,13%; 10,6% và 18,32% so với cùng kỳ năm 2012.

Như vậy, trung bình quý 3/2013, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.205 USD/tấn, giảm 7,95% so với quý 2/2013 và giảm 17,07% so với quý 3/2012.

Hình 3: Diễn biến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam từ 1/2012-8/2013

clip_image004

Tình hình giao dịch tại khu vực cửa khẩu phía Bắc tiếp tục được cải thiện trong nửa tháng 9 tuy nhiên từ nửa cuối tháng 9 giá đã giảm do chịu ảnh hưởng từ sự giảm giá trên sàn Thượng Hải. Trung Quốc có hai sàn giao dịch cao su thiên nhiên là sàn Thượng Hải và khu vực biên giới với một số nước phía bắc Asean như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma trong đó Việt Nam là quan trọng nhất. Hai sàn giao dịch này luôn ảnh hưởng và tác động với nhau, chẳng hạn khi giá cao su ở sàn Thượng Hải thấp thì doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc sẽ bị hút về đó và ngược lại. Do đó trong 2 tuần giữa tháng 9 giao dịch xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên ở các cửa khẩu phía Bắc Việt Nam chững lại và giảm giá là do giá cao su thiên nhiên tại sàn Thượng Hải có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng giữa 2 bên đối tác diễn ra tại các văn phòng đại diện ở cặp cửa khẩu Móng Cái- Đông Hưng vẫn nhộn nhịp bởi tình hình sản xuất săm lốp ô tô và các mặt hàng có thành phầncao su từ 20% trở lên ở Trung Quốc vẫn tăng trưởng khá đòi hỏi sự cung ứng nguồn nguyên liệu là cao suthiên nhiên ngày càng nhiều.

Bước sang đầu tháng 10, giá cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu trên tuyến biên giới phía Bắc đã suy giảm cả lượng và giá. Tính đến 3/10 giá cao su sơ chế đóng bánh SVR3L của Tập đoàn cao su VN có mức giá xuất khẩu 14.500 NDT/tấn, của lực lượng tư thương thấp hơn 100 NDT/tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại của cả phía Việt Nam và Trung Quốc tại hai bên cửa khẩu Móng Cái và Đông Hưng, sự giảm giá trong những ngày đầu tháng 10 chỉ là tạm thời do Trung Quốc ngừng giao dịch ít ngày để nghỉ lễ. Do đó phía cầu đột ngột giảm đã ảnh hưởng đến sự ổn định về giá cao suxuất khẩu. Sản lượng cao su tham gia giao dịch trong tuần giảm xuống còn gần 400 tấn/ngày ở các cửa khẩu phía Bắc (trước đó là 650 tấn/ngày).

Hình 4: Diễn biến giá cao su SVR3L tại khu vực cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng, NDT/tấn.

clip_image005

Thương mại

Trên kênh xuất khẩu, theo số liệu của TCHQ xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 9/2013 đạt 117,619 nghìn tấn, trị giá 265,3 triệu USD tăng 10,4% về lượng và 14,5% về trị giá so với tháng trước. Tính chung 9 tháng năm 2013 xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 726,453 nghìn tấn, trị giá 1,72 tỷ USD tăng 1,1% về lượng nhưng giảm 15,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam, tháng 1/2010 – tháng 9/2013

clip_image006

Trên kênh nhập khẩu, theo số liệu Tổng cục Hải quan, nhập khẩu cao su trong tháng 9 đạt 24.218 tấn, trị giá 47,538 triệu USD tăng 1% về lượng nhưng giảm 8,7% về kim ngạch so với tháng trước. Lũy kế 9 tháng năm 2013 nhập khẩu cao su của Việt Nam đạt 226.777 tấn, trị giá 500,335 triệu USD giảm 0,3% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với cùng kỳ 2012.

Lượng và kim ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam, tháng 1/2012 – tháng 9/2013

clip_image007

Trong 8 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng 44,39% về lượng và 42,55% về kim ngạch; đứng thứ 2 là thị trường Malaysia với mức tỷ trọng 21,35% về lượng và 21,19% về kim ngạch trong tổng giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013.

Hình 7: Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu cao su lớn nhất 8 tháng đầu năm 2013. Nghìn tấn, USD

clip_image008

Mặc dù trong 8 tháng đầu năm 2013 lượng xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ năm 2012 nhưng kim ngạch vẫn giảm mạnh do giá xuất khẩu suy giảm. Trong 10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong 8T2013 có tới 9 thị trường có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2012, riêng chỉ có Ấn Độ có lượng và kim ngạch đều tăng lần lượt 66,52% và 30,55% lên mức 54,7 nghìn tấn và 137,04 triệu USD. Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong 8T2013 đạt 272,88 nghìn tấn, trị giá 626,5 triệu USD, giảm 6,33% về lượng và giảm 30,14% về kim ngạch so với cùng kỳ 2012. Ví trí thứ 2 thuộc về Malaysia với lượng đạt 131,235 nghìn tấn, thu về 312,04 triệu USD tăng 17,82% về lượng nhưng giảm 6,29% về kim ngạch.

Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Top 10 thị trường trong 8 tháng năm 2013

Lượng: tấn; Trị giá: USD

Thị trường

8T2013

% thay đổi

so với

8T2012

Lượng

Trị giá

về lượng

về trị giá

Trung Quốc

272.889

626.507.941

-6,33

-30,14

Malaysia

131.235

312.040.800

17,82

-6,29

Ấn Độ

54.796

137.047.204

66,52

30,55

Hàn Quốc

21.438

51.981.218

-19,38

-34,53

Đức

19.361

51.488.480

1,09

-18,24

Đài Loan

19.213

52.858.231

-23,32

-37,82

Mỹ

16.331

37.819.630

17,55

-3,26

Thổ Nhĩ Kỳ

10.212

24.585.163

12,34

-12,66

Tây Ban Nha

6.656

17.377.506

8,71

-9,01

Italy

5.948

15.424.439

-2,28

-17,91

Khác

56.609

145.322.150

-0,31

-16,70

Tổng

614.690

1.472.452.760

2,72

-20,05

Về chủng loại xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu SVR3L đạt lượng lớn nhất với 266,78 nghìn tấn, kim ngạch 691,38 triệu USD tăng 6,53% về lượng nhưng giảm 13,35% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Đứng thứ 2 là SVR10 với 143,23 nghìn tấn, kim ngạch 347,9 triệu USD cũng tăng 23,79% về lượng nhưng giảm 2,96% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.

Hình 8: Cơ cấu lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su theo chủng loại 8 tháng đầu năm 2013, %

clip_image010

Theo AgroMonitor

0 comments:

Post a Comment