Monday, July 29, 2013

Tổng hợp tin thị trường gạo thế giới ngày30/7

0 comments

Việt Nam xuất khẩu 3,83 triệu tấn gạo tính đến 25/7/2013. Thái Lan bán đấu giá gạo không đạt mục tiêu.

Giá gạo thế giới ngày 30/7

clip_image001

Nguồn:Oryza


Việt Nam xuất khẩu 3,83 triệu tấn gạo tính đến 25/7/2013


Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,83 triệu tấn gạo từ 1/1-25/7/2013, với giá trung bình khoảng 429 USD/tấn (FOB), theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Việt Nam xuất khẩu khoảng 347.484 tấn gạo từ 1/7-25/7 với giá trung bình khoảng 407 USD/tấn. Trong cả tháng 6, Việt Nam xuất khẩu khoảng 698.199 tấn gạo với giá trung bình khoảng 410 USD/tấn.
Châu Phi là thị trường chính xuất khẩu gạo cho gạo Việt Nam trong tháng 7, chiếm gần 50%. Châu Á là thị trường lớn thứ hai, chiếm khoảng 152.273 tấn gạo xuất khẩu (tương đương với khoảng 43,82%). Việt Nam cũng đã xuất khẩu gạo sang châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông và Australia.

Thái Lan bán đấu giá gạo không đạt mục tiêu

Hôm 29/7, chính phủ Thái Lan đã tổ chức bán đấu thầu 350.000 tấn gạo, trong đó 150.000 tấn gạo 5% tấm và 200.000 tấn gạo khác. Tuy nhiên, chỉ có 5 công ty tư nhân tham gia đấu thầu và chỉ mua 90.000 tấn gạo. Nguồn tin địa phương cho biết, giá mà các nhà thầu đưa ra thấp hơn giá mua lúa của chính phủ. Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ thông báo giá vào cuối tuần này sau khi đàm phán với các nhà thầu tham gia. Chính phủ cũng có thể hủy bỏ việc bán đấu giá hồ sơ dự thầu nếu giá thấp hơn mức chấp nhận được.
Trong phiên đấu thầu ngày 29/7, giá chào mua từ 11.500 - 12.500 baht/tấn (khoảng 370-400 USD/tấn), thấp hơn 25% so với giá mua thóc gạo trắng của chính phủ là 15.000 baht (khoảng 480). Đấu thầu thất bại chủ yếu là do nhu cầu thấp và sợ ô nhiễm.
Chính phủ có kế hoạch bán đấu giá khoảng 200.000 tấn lúa (cho chế biến gạo đồ xuất khẩu ) vào ngày 30/7/2013, và gạo khác vào tuần tới. Chính phủ cũng đặt mục tiêu đấu giá 1,5 triệu tấn gạo/tháng để có doanh thu để tài trợ cho chương trình thế chấp gạo và tránh mối lo ngại về lưu trữ. 
Giá gạo bán buôn Ấn Độ tiếp tục tăng cao, tăng 20% ​​so năm trước
Giá gạo bán buôn trung bình tại Ấn Độ tiếp tục tăng mạnh, đạt khoảng 2.742 rupee/tạ (khoảng 465 USD/tấn, theo tỷ giá hối đoái hiện tại) tính đến 29/7/2013, tăng 1% so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Giá gạo tiếp tục tăng cao ở Ấn Độ mặc dù tồn kho của chính phủ dồi dào, hiện khoảng 19,4 triệu tấn, gấp hơn 2 lần so với dự trữ bắt buộc và chiến lược của khoảng 9,8 triệu tấn cần thiết trong thời gian này của năm. Tháng trước, chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ bán khoảng 500.000 tấn gạo với giá thấp vào thị trường để giúp kiềm chế giá.

Nguồn Oryza/Dân Việt

Giá cà phê Tây Nguyên giảm mạnh về 40,2 triệu đồng/tấn

0 comments

Sau phiên tăng cuối tuần trước, giá cà phê nhân xô Tây Nguyên sáng nay đồng loạt giảm 400 nghìn đồng/tấn về 39,7-40,2 triệu đồng/tấn.

Giá cà phê robusta giao tại cảng giá FOB giảm 23 USD về 1.928 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước sáng nay giảm mạnh do giá cà phê trên các sàn giao dịch lớn trên thế giới đồng loạt giảm.
Trên sàn Liffe tại London, giá cà phê robusta giao tháng 9 giảm 23 USD, tương đương 1,21% xuống 1.898 USD/tấn. Giá giao tháng 11 giảm 19 USD, tương đương 1% xuống 1.894 USD/tấn. Các kỳ hạn khác giá giảm trên 0,8%.

Giá cà phê robusta tại London, Việt Nam
Giá cà phê Tây Nguyên giảm mạnh về 40,2 triệu đồng/tấn

Trên sàn ICE tại NewYork, giá cà phê arabica các kỳ hạn tiếp tục giảm phiên thứ 2. Cụ thể, giá giao tháng 9 giảm 1,1% xuống 121,15 cent/pound. Giá giao tháng 12 giảm 0,64% xuống 123,45 cent/pound. Các kỳ hạn khác giá giảm trên 0,5%.

Giá cà phê arabica tại NewYork
Giá cà phê Tây Nguyên giảm mạnh về 40,2 triệu đồng/tấn

Giá cà phê arabica xuống thấp nhất 2 tuần khi nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn cung toàn cầu phong phú và ít nguy cơ thời tiết xấu đối với vụ thu hoạch của Brazil, nước sản xuất và xuất khẩu arabica lớn nhất thế giới.
Tính đến ngày 26/7, các kho dự trữ cà phê arabica theo dõi bởi sàn ICE tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 5. Trong khi đó, việc thu hoạch cà phê tại Brazil sẽ thuận lợi do thời tiết khô và không có nguy cơ đóng băng. Giá arabica đã giảm 15% kể từ đầu năm đến ngày 26/7.
Giá cà phê arabica giảm và nguy cơ dư thừa cà phê trên thị trường toàn cầu khiến giá robusta giảm theo. Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính sản lượng cà phê thế giới sẽ vượt nhu cầu cho mùa thứ 4 liên tiếp.

Theo Gafin

Giá tôm xuất khẩu tăng cao hơn dự đoán

0 comments

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết trong sáu tháng đầu năm 2013, giá tôm xuất khẩu sang các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản… đều tăng.

Giá tôm xuất khẩu tăng cao hơn dự đoán

Cụ thể, ở thị trường Mỹ, từ cuối năm 2012 đến tháng 7-2013, giá tôm tăng liên tục. Đầu tháng 7, giá tôm sú tại Mỹ đã ở mức 15-16 USD/kg, tăng thêm 2-3 USD/kg so với hồi tháng 1. Giá tôm thẻ chân trắng cũng tăng 8,5-9,5 USD/kg lên 10-11 USD/kg. Ở Nhật Bản, giá tôm sú và tôm chân trắng tăng mạnh, đầu năm 2013, Việt Nam xuất khẩu tôm sú có giá khoảng 11-12 USD/kg, đến tháng 6 vừa rồi tăng thêm 5,5 USD/kg (35%).

“Nguyên nhân trước hết là sự thiếu hụt lớn nguồn cung trên toàn thế giới. Chịu ảnh hưởng của bệnh tôm chết sớm, sản lượng tôm ở nhiều nước thiếu hụt nghiêm trọng. Tại hai nước có nguồn nguyên liệu tôm lớn là Thái Lan và Malaysia, bệnh tôm chết sớm đã làm giảm hơn 50% sản lượng” - ông Hòe lý giải.

Cũng theo VASEP, tuy được dự báo tháng 5 và 6, xuất khẩu tôm sẽ giảm mạnh vì rào cản lớn về dư lượng chất ethoxyquin tại Nhật Bản hay thuế chống trợ cấp tại Mỹ nhưng giá trị xuất khẩu tôm lại phục hồi mạnh mẽ.

Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt gần 295 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2012, tôm xuất sang Mỹ đạt hơn 250 triệu USD tăng 22%. Dự báo giá tôm xuất khẩu sẽ ở mức cao đến cuối năm. Trước sự sụt giảm của cá tra xuất khẩu, tôm sẽ là mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam trong cả năm 2013.

Theo Minh Long

Pháp luật TPHCM

Nhập lậu cá trắm vào Việt Nam: Người nuôi thủy sản thêm khó

0 comments

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Và như vậy, người nuôi thủy sản trong nước lại thêm khó khăn vì phải cạnh tranh hàng lậu.

Nhập lậu cá trắm vào Việt Nam: Người nuôi thủy sản thêm khóCá trong nước dư thừa, vẫn nhập lậu

Ngày 28.7, khi đang tuần tra, kiểm soát tại khu vực bến xe Lương Yên (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an quận Hai Bà Trưng phát hiện ô tô tải biển số 29C - 111.03 đang dừng đỗ để bốc dỡ hàng có dấu hiệu nghi vấn nên tổ chức kiểm tra. Tổ công tác phát hiện có 12 thùng xốp đựng cá trắm đông lạnh, tổng trọng lượng lô hàng khoảng 400kg. Trên bao bì đựng cá đều ghi chữ Trung Quốc.

Tuy nhiên, lái xe không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng trên. Ngay sau đó, lái xe, phương tiện cùng số cá trên được đưa về cơ quan công an. Tại đây, lái xe được làm rõ là Phùng Văn Thêm (trú tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Ông Thêm cho biết, mình được thuê vận chuyển số cá trắm đông lạnh trên từ Bến xe Lương Yên về chợ Long Biên. Ngoài ra, lái xe Thêm cũng tiết lộ, số cá trắm đông lạnh trên được vận chuyển bằng xe khách từ Hải Phòng về tập kết tại Bến xe Lương Yên.

Trước thông tin các cơ quan chức năng bắt giữ một số lượng cá trắm lậu lớn, ngày 29.7, chúng tôi đã tìm hiểu tại một số trang trại và những thương lái trong nước thì được biết, cá trắm và các loại thủy sản trong nước không hề thiếu nguồn cung.

Ông Bùi Văn Huê ở thôn Ba Mô, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết: “Trung bình, mỗi năm gia đình tôi xuất khoảng 15-20 tấn cá, chủ yếu là các loại cá chim, chép, mè, trôi, trắm, rô phi… nhưng cá trắm vẫn chiếm số lượng nhiều nhất, khoảng 5-7 tấn. Loài cá này dễ nuôi, phàm ăn và có thể tận dụng thức ăn từ các loại cỏ, rơm, có sẵn, đem lại lợi nhuận cao hơn các loại cá khác” - ông Huê cho biết.

Ông Nguyễn Văn Cát - một thương lái chuyên thu mua cá từ các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên… mang về chợ cá đầu mối của Hà Nội bán cũng cho biết, trung bình mỗi ngày ông giao buôn cho những người bán tại chợ cá Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) khoảng 2-3 tấn, chủ yếu là cá mè, chim, và khoảng 7 tạ cá trắm. “Số lượng các loại cá nước ngọt do người dân nuôi hiện không thiếu, kể cả cá trắm, nhu cầu đặt hàng của các chủ hàng ở chợ Yên Sở bao nhiêu chúng tôi đều đáp ứng được” - ông Cát nói.

Nhập lậu do giá rẻ

Bà Nguyễn Thị Liên - thương lái có tiếng ở chợ cá Yên Sở cho hay: “Hiện nay người dân thích ăn cá tươi, sống nên khi họ thường phải đặt trước một ngày để chúng tôi còn vào các trang trại đánh, bắt và vận chuyển. Từ cá chim, cá chép, cá mè, cá chuối, cá rô phi và cá trắm... muốn số lượng bao nhiêu chúng tôi cũng có thể cung ứng đủ”.

Tuy nhiên, theo bà Liên, do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm nói chung giảm, trong đó có cả cá, nên cá trắm ở trong nước hiện nay đang dư thừa, trong khi người dân thường chỉ ăn cá tươi sống. “Việc cá trắm đông lạnh nhập lậu về được tiêu thụ ở đâu, các cơ quan quản lý cần phải điều tra, làm rõ để giải thích cho người dân, tránh tâm lý hoang mang, sợ ăn cá” - bà Liên cho biết.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện giá cá trắm loại 1 (từ 2kg trở lên) dao động từ 55.000-60.000 đồng/kg, giảm khoảng 7.000-10.000 đồng/kg so với năm ngoái. Ông Dương Tiến Thể - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT) cho biết, sản lượng các loại cá nước ngọt như mè, trôi, trắm, chép, rô phi… ở nước ta trung bình mỗi năm khoảng trên 400.000 tấn, đủ cung ứng cho nhu cầu của thị trường.

Các loại thủy sản, nhất là những loài cá nước ngọt chủ yếu được tiêu thụ tươi sống tại các chợ, người dân cũng ít khi ăn cá đông lạnh.

Theo ông Thể, cá trắm cũng như một số loài cá nước ngọt khác ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập về nuôi thuần hóa từ năm 1959, đến nay loại cá này được đánh giá là cho giá trị kinh tế cao và sản lượng không lúc nào thiếu.

“Còn việc cá trắm lậu bị các cơ quan chức năng bắt giữ, theo tôi cũng giống như gà lậu, có thể giá rẻ hơn nên một số người hám lợi nhập về bán kiếm lời” - ông Thể nói. Ông Thể cũng cho rằng, các cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ động cơ nhập lậu cá trắm, đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm xem có đảm bảo an toàn thực phẩm không.

Theo Dân Việt

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013

0 comments

Trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013, giá cao su thế giới tại hai sàn giao dịch TOCOM và SICOM có xu hướng tăng trong các phiên giao dịch đầu tuần sau đó giảm xuống vào các phiên còn lại trong tuần, nhưng bình quân tăng so với cuối tuần trước. Vào cuối tuần, ngày 26/7, giá cao su RSS 3 trên sàn TOCOM Nhật hợp đồng giao tháng 12/2013 đạt 2.532,1 USD/tấn (+0,6%) và giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 8/2013 trên sàn SICOM Singapore đạt 2.333 USD/tấn (+2,5%); giá SMR 20 xuất khẩu tại Malaysia đạt 2.281 USD/tấn (+0,6%); giá SVR 3L của Việt Nam đạt 2.235 USD/tấn, không thay đổi so với cuối tuần trước.

Tin tức liên quan đến thị trường cao su trong tuần

- Chứng khoán châu Á tiếp tục tăng điểm phiên đầu tuần sau chiến thắng của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Thượng viện.

- Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết kinh tế Trung Quốc sẽ không trượt xuống dưới mức tăng trưởng 7% và mục tiêu này là cần thiết để đảm bảo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đạt được mục tiêu tăng gấp đôi tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong giai đoạn 2010 - 2020.

- Chỉ số sản xuất thu mua (PMI) của Trung Quốc thấp nhất 11 tháng. Theo số liệu của HSBC, chỉ số PMI sơ bộ tháng 7 của Trung Quốc tiếp tục giảm từ 48,2 điểm trong tháng 6 xuống 47,7 điểm, đánh dấu tháng giảm thứ 3 liên tiếp và thấp nhất 11 tháng. Chỉ số dưới 50 cho thấy sản xuất Trung Quốc vẫn trong đà suy giảm.

- Giá dầu thô giảm mạnh nhất hơn 1 tháng. Trên sàn Nymex, giá dầu thô WTI giao tháng 9 giảm mạnh 1,84 USD tương đương 1,7%, chốt phiên tại 105,39 USD/thùng. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ 21/6.

Diễn biến giá cao su trên thị trường quốc tế trong tuần 22 - 26/7/2013

Trong tuần qua, giá cao su RSS 3 kỳ hạn trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) tiếp tục đà tăng từ cuối tuần trước trong hai phiên giao dịch đầu tuần (ngày 22 và 23/7) sau đó giảm xuống liên tục vào các ngày còn lại trong tuần. Giá cao su RSS 3 hợp đồng giao tháng 12/2013 trong phiên giao dịch ngày 23/7 tăng lên mức cao nhất một tuần đạt 2.576,9 USD/tấn, cao hơn 61,4 USD/tấn (2,4%) so với cuối tuần trước khi Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc nói với các nhà kinh tế trong một cuộc họp rằng mức 7% là giới hạn thấp nhất cho tốc độ tăng trưởng mà nước này phải đạt được và chứng khoán châu Á tăng điểm phiên đầu tuần sau chiến thắng của Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản tại Thượng viện. Tuy nhiên, sau đó giá cao su quay đầu giảm liên tục vào các ngày còn lại trong tuần do ảnh hưởng bởi giá dầu thô kỳ hạn tại New York giảm mạnh nhất trong hơn 1 tháng hôm qua khi sản lượng dầu của Mỹ tăng cao nhất 22 năm trong tuần trước, làm giảm giá cao su nhân tạo, khiến giá cao su thiên nhiên giảm theo. Kết thúc tuần, giá cao su RSS 3 giao dịch ngày 26/7 trên sàn TOCOM giao tháng 12/2013 đạt 2.532,1 USD/tấn, thấp hơn 29,9 USD/tấn (-1,1%) so với đầu tuần ngày 22/7 nhưng cao hơn 16,6 USD/tấn (0,6%) so với cuối tuần trước (19/7).

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013

Kết thúc tháng 7/2013, giá cao su RSS 3 (TOCOM) trung bình đạt 2.463,7 USD/tấn đối với loại hợp đồng giao sau 5 tháng, tương đương với mức giá trung bình tháng 6/2013 và thấp hơn 608,8 USD/tấn (-19,8%) so với tháng 7/2012.

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013

Giá cao su TSR 20 kỳ hạn trên sàn SICOM Singapore tuần qua cũng diễn biến tương tự như sàn TOCOM khi tiếp tục đà tăng từ cuối tuần trước trong các ngày đầu tuần sau đó giảm xuống vào hai ngày cuối tuần. Giá cao su hợp đồng tháng 8/2013 tăng lên mức cao nhất tuần, đạt 2.341 USD/tấn vào phiên giao dịch ngày 24/7. Đến ngày cuối tuần, giá cao su đạt 2.333 USD/tấn, cao hơn 47 USD/tấn (2%) so với ngày đầu tuần và cao hơn 58 USD/tấn (2,5%) so với với cuối tuần trước (19/7).

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013

Kết thúc tháng 7/2013, giá TSR 20 trung bình hợp đồng giao sau 1 tháng tiếp tục giảm xuống còn 2.233,1 USD/tấn, thấp hơn 97,7 USD/tấn (-4,1%) so với tháng 6/2013 và thấp hơn 668,1 USD/tấn (-23%) so với mức trung bình cùng kỳ tháng 7/2012.

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013

Tại sàn MRB Malaysia, giá cao su xuất khẩu tiếp tục đà tăng từ cuối tuần trước trong hai phiên giao dịch đầu tuần, sau đó có xu hướng giảm xuống trở lại trong các phiên cuối tuần. Kết thúc tuần, giá SMR 20 đạt 2.281 USD/tấn, giảm 6,5 USD/tấn (-0,2%) so với đầu tuần nhưng tăng 14,5 USD/tấn (0,6%) so với cuối tuần trước (19/7).

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013

Giá SMR 20 trung bình tháng 7/2013 đạt 2.243,2 USD/tấn, thấp hơn 86,8 USD/tấn (-3,7%) so với tháng 6/2013 và thấp hơn 637,2 USD/tấn (-22,1%) so với tháng 7/2012.

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013

Giá cao su Việt Nam xuất khẩu trong tuần 22 - 26/7/2013

Trong tuần từ 22 - 26/7/2013, giá cao su Việt Nam xuất khẩu tiếp tục duy trì ổn định. Vào cuối tuần ngày 26/7, giá SVR 3L xuất khẩu đạt 2.235 USD/tấn, không thay đổi so với với ngày đầu tuần và ngày cuối tuần trước đó (19/7).

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013

Giá SVR 3L trung bình tháng 7/2013 tiếp tục giảm xuống còn 2.225 USD/tấn, thấp hơn 193 USD/tấn (-7,9%) so với tháng 6/2013 vừa qua và thấp hơn 653 USD/tấn (-22,6%) so với tháng 7/2012.

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 22/7 đến 26/7/2013

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam

Thursday, July 25, 2013

Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm

0 comments

TBKTSG Online - Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 24-7 trên website của mình đã cho biết xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục giảm khi 7 tháng đầu năm kim ngạch của toàn ngành ước đạt 15,59 tỉ đô la Mỹ, giảm 1,6% so với cùng kỳ.

Trong khi các mặt hàng nông sản chính giảm tới 11,9% xuống 7,84 tỉ đô la, thủy sản 3,41 tỉ đô la, tăng không đáng kể, thì đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ tăng khá, 12,3%.

Xuất khẩu gạo tiếp tục sụt giảm cả về khối lượng lẫn kim ngạch. Trong tháng 7 lượng gạo xuất khẩu ước 633.000 tấn với giá trị 293 triệu đô la, nâng 7 tháng đầu năm ước xuất khẩu 4,22 triệu tấn gạo với 1,88 tỉ đô la, giảm 11,3% về khối lượng và 13% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức thấp, bình quân 6 tháng đầu năm chỉ 443 đô la/tấn, giảm 6,7% so với cùng kỳ.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh nhưng giá lại giảm, đạt trên 1,29 triệu tấn với giá trị đạt xấp xỉ 526,5 triệu đô la, chiếm 33,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng lần lượt là 20% và 16,7%.

clip_image001

Tương tự với gạo, giá cao su xuất khẩu giảm mạnh đã tác động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu cao su. Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đạt 2.540 đô la/tấn, giảm 15,9% so với cùng kỳ. Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 7 đạt 113 ngàn tấn với giá trị 240 triệu đô la, nâng 7 tháng đầu năm xuất khẩu 498 ngàn tấn với giá trị đạt trên 1,21 tỉ đô la, giảm nhẹ về khối lượng 4,5% nhưng kim ngạch giảm tới 18,4% so với cùng kỳ.

Trung Quốc mặc dù vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam (chiếm 44,8% tổng giá trị xuất khẩu) nhưng có xu hướng sụt giảm mạnh trong thời gian qua: giảm 12,9% về khối lượng và giảm 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 2 của Việt Nam là Malaysia với 20% tổng giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. Xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng 17% về khối lượng nhưng giảm 7,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt hàng cà phê tuy giá xuất khẩu không giảm nhưng đổi lại khối lượng lại giảm mạnh, kéo theo kim ngạch giảm. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đạt 2.160 đô la/tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 7 ước đạt 93 ngàn tấn, giá trị đạt 200 triệu đô la đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm ước đạt 890 ngàn tấn, giá trị đạt xấp xỉ 1,91 tỉ đô la, giảm 23,7% về khối lượng và giảm 22,4% về giá trị so cùng kỳ.

Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 2 quí đầu năm với thị phần lần lượt là 13,1% và 11,4%, tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này giảm mạnh, lần lượt là 21,1% và 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu sang Anh và Nga tăng mạnh với mức tăng tương ứng đạt 17,6% và 16,2%.

Tương tự như cà phê, mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn giá xuất khẩu không giảm nhưng lại tụt giảm mạnh về khối lượng. Xuất khẩu sắn trong tháng 7 ước đạt 117 ngàn tấn, giá trị đạt 44 triệu đô la đưa khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm nay đạt xấp xỉ 2,2 triệu tấn với giá trị 692 triệu đô la, giảm  27,1% về lượng và giảm 22,5% về giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2012.

Kim ngạch xuất khẩu sắn sang thị trường Hàn Quốc, Malaysia và Philippines tăng trưởng đáng kể với mức tăng từ 1,35 đến 1,66 lần. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái ở các thị trường lớn như Trung Quốc (giảm 33%), Nhật Bản (giảm 70,9%), và Đài Loan (giảm 2,7%).

Nhóm hàng xuất khẩu tăng khá là đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ. Ước giá trị xuất khẩu gỗ và thủ công mỹ nghệ trong tháng 7 đạt 447 triệu đô la, đưa giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt trên 2,9 tỉ đô la, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong 6 tháng đầu năm, ngoại trừ thị trường Đức (giảm 12,1%) và Pháp (giảm 5%), xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm gỗ sang các thị trường tiêu thụ lớn hầu hết đều tăng trưởng mạnh, Mỹ tăng 6,4%, Trung Quốc tăng 15,9%, Nhật Bản tăng 18,6%, và Hàn Quốc tăng 42,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 7 ước đạt 592 triệu đô la, đưa giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 3,41 tỉ đô la, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam chiếm 20,5% tổng kim ngạch.

Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 578,6 triệu đô la, tăng nhẹ 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Thái Lan cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng tương ứng đạt 55,1% và 13,4% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu thủy sản sụt giảm ở các thị trường như Nhật Bản (giảm 4,2%), Hàn Quốc (giảm 20,4%), và Tây Ban Nha (giảm 12,4%).

Cao su xuất khẩu bị ép giá

0 comments

Cao su Việt Nam đang bị ép giá do chất lượng không đồng đều và cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt khoảng 383.000 tấn với giá trị đạt 976 triệu USD; giảm 5% về khối lượng và giảm 19,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Giá cao su 5 tháng đầu năm giảm khoảng 15,2% so với cùng kỳ năm 2012, đạt trung bình 2.595 USD/tấn.

Cao su xuất khẩu bị ép giá

Giải thích nguyên nhân tình trạng giá cao su giảm mạnh thời gian vừa qua, ông Ông Trương Minh Trung, Chánh văn phòng, Trợ lý tổng giám đốc Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, nguyên nhân khách quan lớn nhất là cung vượt cầu do khó khăn chung của kinh tế thế giới, đặc biệt 2 nước Trung Quốc và Mỹ. Tồn kho cao su ở Trung Quốc vẫn khá cao. Hơn nữa, dự kiến nguồn cung cao su từ Thái Lan, nước dẫn đầu về xuất khẩu cao su thế giới sẽ tăng trong vụ tiếp theo tạo áp lực kéo giá cao su đi xuống.
Nguyên nhân chủ quan ông Trung đưa ra là cao su Việt Nam đang bị ép giá do chất lượng không đồng đều và cạnh tranh thiếu lành mạnh. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) chỉ sản xuất chiếm 1/3 sản phẩm của cả nước, còn lại là do các thành phần khác, trong đó chủ yếu là tư nhân. Một bộ phận không ít tư nhân chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng cao su sơ chế nên xem nhẹ công tác quản lý chất lượng, khi xuất khẩu ảnh hưởng xấu đến uy tín và chất lượng cao su việt Nam nói chung nên dễ bị đối tác ép giá.
Một nguyên nhân khác là Việt Nam hiện chưa có cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm giám sát về chất lượng các sản phẩm cao su xuất khẩu. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ… đều có cơ quan cấp nhà nước như Tổng cục cao su, Bộ cao su trực tiếp quản lý giám sát chất lượng cao su.

Nguồn Báo hải quan

Giá tôm thế giới đang tăng nhanh

0 comments

Sản lượng và nguồn cung tôm cho thị trường thế giới giảm do dịch bệnh, thiếu vốn đầu tư diện tích nuôi trồng thu hẹp khiến giá tôm đang tăng nhanh.

Nguồn cung giảm
Năm 2013, dự báo sản lượng tôm nuôi tại Châu Á - khu vực sản xuất tôm lớn nhất thế giới giảm đáng kể. Từ đầu năm, Thái Lan đưa ra dự báo sản lượng tôm nuôi của nước này sẽ giảm khoảng 30% so với năm 2012 do ảnh hưởng của hội chứng tôm chết sớm (EMS). Dịch bệnh đã lan rộng tại nhiều vùng nuôi của Thái Lan. Mới đây, Thái Lan còn đưa ra dự báo tồi tệ hơn với sản lượng giảm 50% và có thể chỉ đạt 250.000 tấn.
Theo thống kê, gần 80% số hộ nuôi tôm tại vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng của EMS. Bên cạnh dịch bệnh, ngành nuôi tôm Việt Nam còn gặp phải tình trạng thiếu vốn cho sản xuất. Hiện người nuôi đã được sử dụng ao đầm để thế chấp vay vốn ngân hàng nhưng do khung giá đất đã được quy định từ nhiều năm nay nên rất thấp, người nuôi vay được rất ít. Trong khi đó, tôm chết hàng loạt do dịch bệnh từ năm 2012 khiến nhiều hộ nuôi tôm kiệt quệ, không còn đủ lực để thả nuôi tiếp.
Sản lượng tôm của Trung Quốc và Malaysia cũng giảm mạnh do chịu ảnh hưởng lớn của EMS. Ba tháng đầu năm 2013, sản lượng tôm nuôi của Malaysia chỉ đạt 60.000 tấn, giảm mạnh so với 90.000 tấn cùng kỳ năm 2012. Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức về sản lượng tôm của Trung Quốc nhưng việc gia tăng nhập khẩu tôm gần đây của Trung Quốc phần nào cho thấy sự thiếu hụt tôm nguyên liệu của nước này.
Giá tôm tại Mỹ tăng 13 – 15%
Giá tôm tôm sú và tôm chân trắng trên thị trường Mỹ đã tăng từ cuối tháng 12/2012 và tiếp tục tăng trong 6 tháng qua.
Trong đó, giá tôm sú tăng 15,6%, từ 6,4 USD/pound tháng 1/2013 lên 7,4 USD/pound hồi đầu tháng 7/2013. Giá tôm chân trắng tại thị trường này cũng tăng 13% từ 4,10 USD/pound lên 4,65 USD/pound.

Giá tôm thế giới đang tăng nhanh

Giá tôm sú tăng thêm 5,5 USD/kg tại Nhật Bản
Mặc dù báo cáo của FIS về tình hình tiêu thụ tôm tại Nhật Bản 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy nhu cầu tiêu thụ tôm của nước này chưa thực sự khả quan nhưng do thiếu hụt nguồn cung tôm cho Nhật Bản nên giá tôm tại đây tăng mạnh. Tôm từ Ấn Độ và Việt Nam, hai nước chính cung cấp tôm cho thị trường này, bị hạn chế bởi quy định kiểm tra Ethoxyquin, trong khi nguồn cung từ Thái Lan giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh. Mặc dù Indonesia và Argentina đã đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường này nhưng cũng không thể bù đắp lượng thiếu hụt lớn từ các nguồn cung khác.
Giá tôm sú và tôm chân trắng đều tăng mạnh. Trong đó, tôm sú HLSO Việt Nam cỡ 16/20 cuối tháng 6/2013 tăng thêm 5,5 USD/kg so với tháng 1/2013, từ 10,72 USD/kg lên 16,23 USD/kg. Tôm cùng cỡ từ Ấn Độ cũng tăng thêm gần 5 USD/kg, từ 11,03 USD/kg lên 15,95 USD/kg. Tôm Indonesia tăng 3 USD/kg.
Giá tôm chân trắng của Indonesia trên thị trường này trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng đáng kể. Tôm HLSO cỡ 16/20 tăng 1,8 USD/kg, từ 11,32 USD/kg lên 13,1 USD/kg.
Tuy nhu cầu tiêu thụ tôm trên thế giới nói chung chưa tăng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng nguồn cung tôm thiếu hụt lớn đã, đang và sẽ đẩy giá tôm tiếp tục tăng trong nửa cuối năm nay.

Sản lượng nấm mối giảm, giá tăng vọt

0 comments

Hơn 1 tháng nay, nấm mối ở các tỉnh ĐBSCL đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ, nhưng do lượng nấm mối ngày càng khan hiếm nên giá nấm mối tăng vọt hơn 100 ngàn đồng/kg so với năm ngoái.

Bà Lê Thị Hòa, nông dân có vườn dừa rộng 8.000m2 hơn 10 năm tuổi ở xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, hiện nay, các điểm thu mua nấm ở địa phương mua nấm mối của nhà vườn với giá 270- 350 ngàn đồng/kg (tùy thuộc nấm búp hay nấm nở), tăng khoảng 100 ngàn đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái. Giá nấm mối tăng đột biến là do nấm mối năm nay khan hiếm hơn mọi năm.

Sản lượng nấm mối giảm, giá tăng vọt

“Năm nào cũng vậy cứ tới thời điểm này là gia đình tôi lại thu hoạch nấm mối trong vườn dừa bán cho các điểm thu mua ở địa phương hay đem ra chợ bán kiếm thêm tiền chi tiêu trong gia đình. Năm nay, tuy giá cao nhưng lượng nấm mối thu hoạch từ vườn dừa của gia đình tôi chỉ khoảng được 2-3 kg so với 5-6 kg của các năm trước nên thu nhập thêm từ nấm mối không đáng kể”, bà Hòa cho biết thêm.

Theo nhiều nhà vườn cao niên, nấm mối là loại nấm mọc tự nhiên trong các gò mối cao trong các vườn cây ăn trái, phổ biến nhất là mọc trong các vườn dừa lâu năm. Loại nấm này mỗi năm chỉ xuất hiện một lần trong khoảng thời gian từ Tết Đoan Ngọ và kéo dài đến gần 2 tháng sau.

Tuy nhiên, nấm mọc nhiều nhất trong những ngày thời tiết lạnh, nước rong và có gió tây. Thông thường, nấm đã mọc chỗ nào thì năm sau nấm lại mọc lên xung quanh chỗ đó nhưng nếu người hái nấm đào xới gò mối gây lún sụt thì năm sau nấm mối không mọc ở chỗ đó nửa.

Được biết, nấm mối có hương vị rất đặc trưng, nấm ăn rất ngon, ngọt, dòn, có nhiều chất xơ giúp dễ tiêu hóa. Ngoài ra, nấm giúp bổ thận và tăng cường sức khỏe. Hiện nay loài nấm mối này chưa được các nhà khoa học nghiên cứu trồng nhân tạo mà chỉ dựa vào nguồn nấm của thiên nhiên cung cấp cho thị trường nên số lượng còn giới hạn.

Ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang là những địa phương có diện tích trồng dừa hàng đầu cả nước với tổng diện tích trồng dừa hiện tại khoảng 79.000 hecta. Trong đó, Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất với hơn 52.000 hecta, tiếp đến là Trà Vinh khoảng 16.000 hecta và Tiền Giang có khoảng 11.000 hecta. Đây là những địa phương cung cấp nấm mối tự nhiên lớn cho thị trường Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc, đồng thời cũng nổi tiếng với món ăn đặc sản “bánh xèo nhân nấm mối” mà ai đã từng ăn một lần là không thể nào quên được hương vị đặc trưng của nó.

Theo Thành Công

Báo công thương

Tổng hợp tin thị trường gạo thế giới ngày 25/7

0 comments

Cuba đặt mục tiêu tự túc 66% nhu cầu gạo năm 2016. Chính phủ Thái Lan tiếp tục đề xuất giảm 20% giá gạo mua tạm trữ.

Giá gạo thế giới ngày 24/6

clip_image001

Nguồn: Oryza

Cuba đặt mục tiêu tự túc 66% nhu cầu gạo năm 2016
Cuba đang đặt mục tiêu giảm phụ thuộc vào nhập khẩu gạo bằng cách tăng sản xuất lúa gạo trong nước lên 538.000 tấn, tương đương khoảng 66% nhu cầu vào năm 2016. Hiện nay, Cuba sản xuất khoảng 44% lượng gạo cần thiết cho tiêu dùng trong nước.
Theo đó, chính phủ có kế hoạch đầu tư vào thủy lợi và công nghệ để tăng sản lượng lúa gạo cũng như tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp, cải thiện phương tiện vận chuyển, bảo quản và chế biến trong nước. Chính phủ cũng có kế hoạch tăng diện tích trồng lúa trong cả nước.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Cuba sản xuất khoảng 350.000 tấn gạo/năm với 200.000 ha đất trồng lúa. Năng suất lúa hiện nay ở mức khoảng 2,7 tấn/ha, và Cuba nhập khẩu khoảng 450.000 tấn gạo/năm để đáp ứng yêu cầu trong nước khoảng 800.000 tấn/năm.
Philippines đặt mục tiêu xuất khẩu hơn 200 tấn gạo năm 2013
Philippines đạt mục tiêu xuất khẩu 100 tấn gạo thơm trong 7 tháng đầu năm 2013, và dự kiến ​​sẽ xuất khẩu tổng cộng 200 tấn gạo trong năm nay, theo các quan chức của Bộ Nông nghiệp nước này. Các điểm đến gồm Trung Đông, Hồng Kông, Singapore và châu Âu. 97 tấn gạo khác có thể sẽ được xuất khẩu sang Nga, Italia, Trung Đông và Mỹ vào cuối năm nay.
Xuất khẩu gạo là một phần quan trọng trong kế hoạch của Philippines để đạt được và duy trì tự túc gạo trong nước. Lần gần đây nhất Philippines xuất khẩu gạo với số lượng lớn gạo là cuối những năm 1980, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Chính phủ Thái Lan tiếp tục đề xuất giảm 20% giá gạo mua tạm trữ

Chính phủ Thái Lan tiếp tục đề xuất giảm 20% giá mua theo chương trình thế chấp vụ chính 2013-2014, từ 15.000 baht xuống 12.000 baht (khoảng 387 USD). Chính phủ cũng đề nghị giảm 20% hạn mức thu mua lúa, từ 500.000 baht/hộ (khoảng 16.000 USD) xuống 400.000 baht/hộ (khoảng 13.000 USD). Chính phủ cũng đang xem xét giảm 20% phí xay xát gạo, từ 500 baht/tấn (16 USD) hiện nay xuống 400 baht/tấn (khoảng 13 USD).
Đầu tháng này, đại diện nông dân Thái Lan đồng ý với việc giảm giá mua lúa loại thường xuống 13.500 baht/tấn (khoảng 435 USD), giảm giới hạn giá trị mua lúa mỗi hộ gia đình xuống 400.000 baht (khoảng 13.000 USD). Quan chức chính phủ và đại diện nông dân Thái Lan sẽ gặp nhau và xem xét các đề nghị này trong tuần cuối cùng của tháng 7.

Trái cây Việt Nam sẽ “rộng cửa” vào thị trường Mỹ

0 comments

Bộ trưởng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho hay, phía Mỹ khẳng định đang nhanh chóng tháo gỡ một số vướng mắc về mặt thủ tục để hoa quả Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ.

Trái cây Việt Nam sẽ “rộng cửa” vào thị trường Mỹ

Theo Bộ trưởng, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng và người đồng nhiệm Mỹ cũng như trong cuộc tiếp kiến của Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhiều vấn đề về thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước đã được nêu ra. Trong đó, hai bên đã thống nhất sẽ tăng cường hợp tác về thúc đẩy ứng dụng KHCN, hợp tác trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên sẽ có những thỏa thuận để cụ thể hóa về hai vấn đề này.

Ngoài ra, hai bên cũng đã trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và đã thống nhất phối hợp xử lý những vấn đề tồn tại để thúc đẩy quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, trong đó phía Mỹ đã nêu sẽ sớm công bố để một số loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam như nhãn, vải sẽ được nhập khẩu vào thị trường Mỹ, và tiếp tục xem xét đối với những mặt hàng khác.

“Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ cũng ghi nhận và cho biết sẽ trao đổi với các cơ quan liên quan của Mỹ về những vấn đề Việt Nam quan tâm, như vấn đề có liên quan đến nhập khẩu cá tra, tôm, mật ong từ phía Việt Nam vào thị trường Mỹ. Hai bên cũng thống nhất sẽ tích cực tham gia đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) để tăng cường hơn nữa quan hệ về nông sản giữa hai nước”, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.

Thưa Bộ trưởng, khi chúng ta đặt vấn đề về những rào cản đặt ra ở thị trường Mỹ đối với cá tra, cá ba sa của Việt Nam, phía Mỹ có ý kiến như thế nào?

Tôi cũng đã nêu rất cụ thể với ngài Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ những quan tâm của phía Việt Nam, trước hết là vấn đề vụ kiện bán phá giá, rồi lấy Banglades làm nước tham khảo và ký chương trình giám sát chất lượng. Ngài Bộ trưởng cũng đã ghi nhận sự quan tâm của phía Việt Nam và khẳng định sẽ trao đổi với các cơ quan liên quan phía Mỹ xem xét những quan tâm này của phía Việt Nam.

Sau cuộc gặp lần này, phía Mỹ có biện pháp nào mới để mở cửa cho hàng nông sản Việt Nam vào thị trường của họ?

Biện pháp cụ thể nhất là sẽ sớm công bố một số loại trái cây nhiệt đới của phía Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ như là nhãn, vải. Phía Mỹ hứa sẽ xem xét giải quyết một hai khâu thủ tục pháp lý còn lại và sẽ sớm công bố về việc này.

Về hiệp định TPP, quan điểm của phía Việt Nam thế nào về đàm phán, ký kết hiệp định này?

Việc đàm phán, ký kết hiệp định này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta và đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp khi mà hầu hết các loại hàng hóa nông sản của chúng ta đang cần có thêm thị trường để tăng khả năng sản xuất ở trong nước và các bên đang quyết tâm đàm phán để tiến tới ký kết hiệp định vào cuối năm nay.

Theo Bảo Cầm

Thanh niên

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản giảm mạnh

0 comments

Là một trong ba thị trường nhập khẩu lớn nhất của cá ngừ Việt Nam nhưng năm nay thị trường Nhật Bản đang có dấu hiệu sụt giảm so với năm trước.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam chỉ đạt 293,7 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản giảm mạnh

Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cá ngừ Việt Nam khi chiếm đến 37% thị phần, đạt 108,6 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp đến là EU và Nhật Bản.
Nếu như 6 tháng đầu năm 2012, Nhật Bản là nhà nhập khẩu lớn thứ hai của cá ngừ Việt Nam thì nửa đầu năm 2013 Nhật Bản đã tụt xuống vị trí thứ ba. Cụ thể, giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nhật trong thời gian này chỉ đạt 31,6 triệu USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia cho rằng, do sự mất giá của đồng yên nên thời gian qua, các nhà nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản không thể đẩy mạnh nhập khẩu cá ngừ từ các nước, trong đó có Việt Nam.
Dự báo thời gian tới, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường Nhật sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi các rào cản kỹ thuật đang được thị trường này đặt ra ngày càng khắt khe hơn.

Nguồn Báo Công Thương

Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục lao dốc về 40,2 triệu đồng/tấn

0 comments

Sáng nay, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đột ngột giảm mạnh, giảm bình quân 700 nghìn đồng/tấn xuống 39,7-40,2 triệu đồng/tấn.

Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB giảm 34 USD xuống 1.926 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước sáng nay giảm do giá cà phê thế giới đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch vừa qua.
Trên sàn Liffe tại London, giá cà phê robusta các kỳ hạn có phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, giá giao tháng 9 giảm 35 USD, tương đương 1,85% xuống 1.896 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 11 giá giảm 31 USD, tương đương 1,64% xuống 1.890 USD/tấn. Các kỳ hạn khác giá giảm trên 1,4%.

Giá cà phê robusta tại London, Việt Nam

Sau 2 phiên phục hồi nhẹ trước đó, giá cà phê arabica các kỳ hạn đồng loạt giảm mạnh với mức giảm trên 3%. Cụ thể, giá giao tháng 9 giảm 3,85% xuống 121,25 cent/pound. Giá giao tháng 12 giảm 3,73% xuống 123,95 cent/pound. Với phiên giảm này, giá cà phê arabica các kỳ hạn mất hết mức tăng đạt được các phiên trước đó.

Giá cà phê arabica tại NewYork

Giá cà phê arabica phiên vừa qua đảo chiều giảm mạnh do thông tin cho thấy các vùng trồng cà phê hàng đầu của Brazil ít bị thiệt hại do nhiệt độ không xuống quá thấp. Nhiệt độ thấp nhất tại bang Prana hôm qua xuống 1 độ C và phía tây nam bang Sao Paulo còn 3 độ C.
Dự báo, bang Parana sẽ sản xuất 1,7 triệu bao 60kg cà phê trong năm nay, trong khi tổng sản lượng ở Brazil ước đạt 48,6 triệu bao, theo số liệu từ cơ quan dự báo mùa vụ của chính phủ. Minas Gerais, bang trồng cà phê lớn nhất sẽ sản xuất khoảng 25,5 triệu bao và Sao Paulo 4,3 triệu bao năm nay.
Giá cà phê arabica giảm mạnh tiếp tục kéo giá robusta giảm trong phiên vừa qua.