Wednesday, September 11, 2013

Toàn cảnh thị trường cao su tháng 8/2013

0 comments

Thị trường thế giới

Thị trường cao su thế giới trong tháng 8 tiếp tục tăng

Giá cao su thế giới sau khi chạm mức thấp nhất vào cuối tháng 6 thì đã điều chỉnh tăng từ đầu tháng 7 do sự suy yếu của yên Nhật so với USD và doanh số bán xe ôtô tại Mỹ tăng cao. Xu hướng tăng tiếp tục được duy trì trong tháng 8. Đầu tháng 8 thời tiết mưa nhiều tại Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, miền Nam Thái Lan làm gián đoạn quá trình khai thác mủ cao su do đó ảnh hưởng đến triển vọng nguồn cung trong ngắn hạn và tiếp tục kéo giá đi lên. Ngoài ra, giá cao su còn được hỗ trợ bởi tình hình lạc quan của nền kinh tế của Trung Quốc sẽ dẫn đến nhu cầucao su tăng lên. Xuất khẩu, nhập khẩu và sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng vượt dự báo trong tháng 7, cũng tăng thêm các dấu hiệu cho thấy kinh tế nước này đang dần ổn định. Lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc tháng 7 tăng 16% so với tháng trước lên 150.000 tấn. Tuy nhiên tồn kho cao su tự nhiên tại Trung Quốc cao cũng đã hạn chế đà tăng. Những lo ngại về khả năng Mỹ sẽ tấn công Syria đã tác động làm đồng yên mạnh lên và kéo giá cao su có những phiên điều chỉnh giảm đan xen vào các ngày cuối tháng 8.

Bước sang tháng 9, giá cao su vẫn trong xu hướng đi lên do kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi và doanh số bán xe hơi của Mỹ tăng cao hơn ước tính. Giá cao su Tocom ngày 03/09 tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 tháng do đồng yên mất giá, làm tăng sự hấp dẫn của các hợp đồng mua bằng đồng tiền của Nhật Bản. Đồng yên giảm xuống 99,7 yên/USD, mức thấp nhất trong một tháng khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi, làm giảm nhu cầu đầu tư cho đồng yên Nhật như một nơi trú ẩn an toàn. Dữ liệu sản xuất từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới đang phục hồi. Như vậy trung bình tháng 8 giá cao su tại sàn Tocom kỳ hạn tháng 8 tăng 5,1% so với tháng 7 lên mức 254,5 yên/kg. Kỳ hạn tháng 9 và tháng 10 cũng tăng 5,7% lên mức lần lượt 256,6 yên/kg và 257,4 yên/kg. Trên sàn Thượng Hải giá cao su kỳ hạn tháng 9 và tháng 10 trong tháng 8 cũng tăng lần lượt 7,05% và 7,29%.

Diễn biến giá cao su kỳ hạn tháng gần nhất trên sàn giao dịch Tocom, yên/kg.

clip_image001[4]

Diễn biến giá cao su thiên nhiên kỳ hạn tháng 9; tháng 10; tháng 11 tại sàn giao dịch Thượng Hải, NDT/tấn.

clip_image002[4]

Trong nước

Tại thị trường trong nước giá cao su cũng có điều chỉnh đi lên từ cuối tháng 7 và tiếp tục giữ xu hướng đi lên đến đầu tháng 9. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều, gió và lốc... trong tháng 7 và tháng 8 nên một số công ty tại Tây Nguyên khai thác mủ giảm so với cùng kỳ năm trước do đó sản lượng cũng giảm và phần nào tác động đẩy giá mủ đi lên. Do đó trung bình tháng 8 mủ cao su và cao su thành phẩm đều tăng so với giá trung bình trong tháng 7. Cao su mủ tươi ở Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu… chốt tại thời điểm ngày 10/9 dao động ở mức 426-430 đồng/TSC tăng so với thời điểm cuối tháng 8. Tương tự, giá cao su thành phẩm SVR3L tại Bình Dương ở mức 50.200 đồng/kg; SVR10 tại Bà Rịa Vũng Tàu ở mức 46.200 đồng/kg; RSS3 tại Tây Ninh đạt 50.900 đồng/kg… Trung bình tháng 8 giá cao su RSS1; SVR 3L đã tăng lần lượt 8,43% và 8,19% so với tháng 7. Các chủng loại khác như RSS3; SVR20; SVR10 trong tháng 8 cũng tăng trên 7% so với tháng 7.

Giá mủ đông và giá cao su RSS1 tại thị trường Bình Phước, Tây Ninh, đồng/kg

clip_image003[4]

Đối với giá cao su xuất khẩu các chủng loại đều có diễn biến đi xuống trong tháng 7. Trung bình tháng 7 giá cao suSVR3L xuất khẩu giảm 7,8% so với tháng trước và giảm 17,33% so với cùng kỳ năm 2012 xuống mức 2.322 USD/tấn. Giá cao su SVR10 và SVRCV 60 cũng giảm lần lượt 7,92% và 9,28% so với tháng trước xuống mức 2.154 USD/tấn và 2.561 USD/tấn.

Diễn biến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam từ 1/2012-7/2013

clip_image004[4]

Tại khu vực biên mậu, cuối tháng 7 xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên của Việt Nam vẫn chưa ổn định và diễn biến phức tạp, giá cao su sụt giảm mạnh do tại sàn Thượng Hải cao su Thái Lan tràn vào đã hút một số doanh nghiệp và đối tác quay đầu về đó làm ăn do đó hiệu quả kinh tế tốt hơn. Tuy nhiên bước sang tháng 8 giá đã tăng trở lại, nhu cầu phía Trung Quốc cũng tăng đẩy giá lên. Sản lượng cao su đưa vào giao dịch trong trung tuần tháng 8 đã tăng lên gần 500 tấn/ngày. Tại Trung Quốc sàn giao dịch cao su thiên nhiên tại Thượng Hải đang khan hàng do hai cơn bão liên tiếp làm đường vận chuyển qua biển Đông bị ách tắc, hàng từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia phải nằm lại kho, đã gây nên tình trạng khan hiếm này. Vì vậy nhiều doanh nghiệp và thương gia từ phía Bắc Trung Quốc đã chuyển xuống các cửa khẩu có biên giới với Việt Nam để nhập khẩu cao su thiên nhiên theo hệ tiểu ngạch. Giá tăng mạnh trong vòng 2 tuần đầu tháng 8 đã thúc đẩy phía xuất khẩu tăng cường vận chuyển cao su ra cửa khẩu Móng Cái, khiến cho nguồn cung bị ứ đọng. Các doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc đã ngay lập tức gây áp lực giảm giá cao su bằng cách giảm nhập khẩu. Tuy nhiên phía lực lượng xuất khẩu cũng nhanh chóng điều chỉnh giảm nguồn cung và ký gửi một phần vào kho, nhờ vậy giá giao dịch chỉ giảm ở mức rất thấp. Cuối tháng 8/2013, cũng là lúc ngành công nghiệp sản xuất săm lốp của Trung Quốc chuẩn bị bước sang quý cuối cùng của năm để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, nên không khí giao dịch nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đã sôi động hơn. Tính đến sáng ngày 5/9 giá cao su SVR3L của các công ty, đơn vị quốc doanh giá xuất khẩu là 15.300 NDT/tấn (tuần trước đấy là 15.000 NDT/tấn), còn của lực lượng tư thương thấp hơn 100 NDT/tấn. Sản lượng cao su SVR3L đưa vào giao nhận cũng đang tăng mạnh, với tổng lượng giao dịch chuyển cho các đối tác ở các cửa khẩu phía Bắc là 600 tấn/ngày tính tới ngày 5/9.

Diễn biến giá cao su SVR3L tại khu vực cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng, NDT/tấn.

clip_image005[4]

Thương mại

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 7/2013 đạt 121,904 nghìn tấn, trị giá 266,27 triệu USD tăng 46,8% về lượng và 41,8% về trị giá so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 507,061 nghìn tấn, trị giá 1,237 tỷ USD tăng 1,3% về lượng và giảm 16,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Còn theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê khối lượng xuất khẩu cao su tháng 8 đạt 130 nghìn tấn với giá trị 283 triệu USD, với ước tính này 8 tháng năm 2013 xuất khẩu cao su đạt 637 nghìn tấn với giá trị đạt trên 1,52 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 14,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Con số này cũng khá tương đồng với con số dự báo trước đó của Bộ NN&PTNT. Theo số liệu ước tính của Bộ NN&PTNT khối lượng xuất khẩucao su tháng 8 đạt 131 nghìn tấn với giá trị 286 triệu USD, với ước tính này 8 tháng năm 2013 xuất khẩu cao suđạt 638 nghìn tấn với giá trị đạt trên 1,52 tỷ USD, tăng 4,6% về khối lượng và giảm 14,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam theo tháng từ năm 2011-2013

clip_image006[4]

Trên kênh nhập khẩu, theo số liệu của TCHQ nhập khẩu cao su trong tháng 7/2013 đạt 24,132 nghìn tấn, trị giá 50,137 triệu USD giảm 10,8% về lượng và giảm 7,5% về trị giá so với tháng trước. Lũy kế từ 1/1-31/7/2013 nhập khẩu cao su của  Việt Nam đạt 178,93 nghìn tấn, trị giá 401,267 triệu USD, giảm 4,5% về lượng và giảm 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012

Còn theo ước tính của Tổng cục Thống kê nhập khẩu cao su trong tháng 8 đạt 25 nghìn tấn với giá trị đạt 54 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng năm 2013 đạt 204 nghìn tấn với giá trị 456 triệu USD giảm 16,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Theo ước tính của Bộ NN&PTNT nhập khẩu cao su trong tháng 8 đạt 24 nghìn tấn với giá trị đạt 53 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng năm 2013 đạt 203 nghìn tấn với giá trị 454 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2012, nhập khẩu cao su có xu hướng giảm cả về khối lượng và giá trị tương ứng là 1,1% và 16,7%. Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc (chiếm 21,2%), Campuchia (17,9%), và Nhật Bản (15,1%).

Lượng và kim ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam theo tháng từ năm 2012-2013

clip_image007[4]

Trong 7 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng 45,87% về lượng và 43,77% về kim ngạch; đứng thứ 2 là thị trường Malaysia với mức tỷ trọng 20,49% về lượng và 20,45% về kim ngạch trong tổng giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2013.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu cao su lớn nhất 7 tháng đầu năm 2013. Nghìn tấn, USD

clip_image008[4]

Mặc dù trong 7 tháng đầu năm 2013 lượng xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ năm 2012 nhưng kim ngạch vẫn giảm mạnh do giá xuất khẩu suy giảm. Trong 10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong 7T2013 có tới 9 thị trường có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2012, riêng chỉ có Ấn Độ có lượng và kim ngạch đều tăng lần lượt 55,19% và 21,05% lên mức 37,4 nghìn tấn và 96,8 triệu USD. Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong 7T2013 đạt 232,9 nghìn tấn, trị giá 542,6 triệu USD, giảm 3,35% về lượng và giảm 28,9% về kim ngạch so với cùng kỳ 2012. Ví trí thứ 2 thuộc về Malaysia với lượng đạt 104,05 nghìn tấn, thu về 253,52 triệu USD tăng 19,57% về lượng nhưng giảm 6,24% về kim ngạch.

Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Top 10 thị trường trong 7 tháng năm 2013

Lượng: tấn; Trị giá: USD

Thị trường

7T2013

% thay đổi

so với

7T2012

Lượng

Trị

giá

về

lượng

về

trị giá

Trung Quốc

232.913

542.656.255

-3.35

-28.90

Malaysia

104.053

253.528.321

19.57

-6.24

Ấn Độ

37.448

96.877.924

55.19

21.05

Hàn Quốc

18.566

45.941.494

-18.74

-34.52

Đài Loan

16.583

46.388.180

-22.39

-37.67

Đức

16.382

44.778.124

6.20

-14.23

Mỹ

13.908

32.838.510

20.18

-2.55

Thổ Nhĩ Kỳ

8.891

21.734.250

14.90

-12.56

Tây Ban Nha

5.569

14.970.965

21.09

-1.98

Ý

4.992

13.362.849

-2.34

-17.97

Khác

48.484

126.804.445

1.40

-15.96

Tổng

507.788

1.239.881.316

3.92

-20.08

Về chủng loại xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu SVR3L đạt lượng lớn nhất với 216,15 nghìn tấn, kim ngạch 577,13 triệu USD tăng 9,8% về lượng nhưng 11,86% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Đứng thứ 2 là SVR10 với 115,37 nghìn tấn, kim ngạch 288,23 triệu USD cũng tăng 21,01% về lượng nhưng giảm 5,51% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.

Cơ cấu lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su theo chủng loại 7 tháng đầu năm 2013, %

clip_image010[6]

0 comments:

Post a Comment