Sunday, July 27, 2014

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 21.7 đến 25.7.2014

0 comments

Trong tuần từ ngày 21/7 đến 25/7/2014, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch trên thế giới giữ ổn định trong các phiên đầu tuần, sau đó có xu hướng tăng nhẹ trong cuối tuần. So với cuối tuần trước, vào ngày cuối tuần 25/7, giá cao su RSS 3 trên sàn TOCOM Nhật Bản hợp đồng giao tháng 12/2014 đạt 2.003 USD/tấn (+0,4%) và giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 8/2014 trên sàn SICOM Singapore đạt 1.688 USD/tấn (-0,1%); giá SMR 20 xuất khẩu tại Malaysia đạt 1.691 USD/tấn (-0,4%); giá SVR 3L của Việt Nam đạt 1.845 USD/tấn (-2,6%).

Tin tức liên quan đến thị trường cao su trong tuần

- Tồn kho cao su giám sát bởi Sàn Giao dịch Thượng Hải vào ngày 18/7/2014 đã tăng 0,7% so với tuần trước đó.

- Tháng 7/2014, chỉ số sản xuất của Trung Quốc lên cao nhất 18 tháng, củng cố niềm tin kinh tế sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7,5%. Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) sơ bộ của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc đạt 52 điểm, cao hơn so với dự báo 51 điểm của các chuyên gia và 50,7 điểm của tháng 6, theo số liệu của HSBC và Markit Economics.

- Giá dầu tăng do nguồn cung giảm liên tiếp 4 tuần. Báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ cho thấy, tồn kho dầu tại nước này giảm gần 4 triệu thùng, cao hơn so với dự báo, đặc biệt là ở Cushing, Okla. Giá dầu ngọt, nhẹ giao tháng 9/2014 tăng 0,7% lên 103,12 USD/thùng trên sàn Nymex trong khi giá dầu Brent tăng 0,7% lên 108,03 USD/thùng trên sàn ICE.

- Tính đến ngày 19/7/2014 đã có 221.000 người trồng cao su tiểu điền tại Malaysia nhận được khoản trợ cấp đặc biệt 500 ringgit (khoảng 155 USD) của Chính phủ. Đây là khoản trợ cấp nằm trong chương trình hỗ trợ người trồng cao su tiểu điền phần nào giảm bớt khó khăn do giá cao su liên tục giảm của chính phủ Malaysia.

Diễn biến giá cao su trên thị trường quốc tế trong tuần 21/7 - 25/7/2014

Trong tuần qua, giá cao su RSS 3 giao tháng 12/2014 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) giảm nhẹ trong các phiên đầu tuần tuần do ảnh hưởng của giá cao su tại Sàn Giao dịch Thượng Hải sụt giảm và các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại nhu cầu tiêu thụ yếu từ Trung Quốc. Đến hai phiên cuối tuần, giá cao su tăng nhẹ trở lại nhờ chỉ số sản xuất của Trung Quốc đã tăng lên cao nhất trong 18 tháng, củng cố niềm tin kinh tế nước này sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7,5%, đồng thời giá dầu thế giới tăng cũng tác động hỗ trợ đến giá cao su. Kết thúc tuần (25/7), giá cao su đạt 2.003 USD/tấn, tăng 9 USD/tấn (+0,5%) so với ngày đầu tuần (22/7) và tăng 7 USD/tấn (+0,4%) so với ngày cuối tuần trước (18/7).

clip_image001

Kết thúc bốn tuần tháng 7/2014, giá cao su RSS 3 (TOCOM) trung bình đạt 2.010 USD/tấn đối với loại hợp đồng giao sau 5 tháng, tăng 16 USD/tấn (+0,8%) so với mức giá trung bình tháng 6/2014 nhưng giảm 453 USD/tấn (-18,4%) so với tháng 7/2013.

clip_image002

Giá cao su TSR 20 kỳ hạn trên sàn SICOM Singapore tuần qua giữ ổn định đầu tuần sau đó tăng nhẹ trong hai phiên cuối tuần. Vào cuối tuần ngày 25/7, giá cao su TSR 20 hợp đồng giao tháng 8/2014 đạt 1.688 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn (+0,6%) so với ngày đầu tuần nhưng giảm 2 USD/tấn (-0,1%) so với ngày cuối tuần trước (18/7).

clip_image003

Kết thúc bốn tuần tháng 7/2014, giá TSR 20 trung bình hợp đồng giao sau 1 tháng đạt 1.690 USD/tấn, giảm 19 USD/tấn (-1,1%) so với trung bình tháng 6/2014, và giảm 543 USD/tấn (-24,3%) so với tháng 7/2013.

clip_image004

Tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu biến động tương tự như tại sàn TOCOM. Kết thúc tuần, giá SMR 20 đạt 1.691 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn (-0,6%) so với ngày đầu tuần và giảm 8 USD/tấn (-0,4%) so với ngày cuối tuần trước.

clip_image005

Giá SMR 20 trung bình bốn tuần tháng 7/2014 đạt 1.700 USD/tấn, giảm 13 USD/tấn (-0,7%) so với trung bình tháng 6/2014 và giảm 543 USD/tấn (-24,2%) so với tháng 7/2013.

clip_image006

Giá cao su Việt Nam xuất khẩu trong tuần 21/7 - 25/7/2014

Trong tuần từ 21/7 - 25/7/2014, giá cao su Việt Nam xuất khẩu chỉ giảm 1 lần vào ngày 22/7 đối với các chủng loại SVR CV50, SVR CV60, SVR L, SVR 3L, RSS 3, tuy nhiên một số chủng loại như SVR 5, SVR 10, SVR 20 vẫn không đổi so với đầu tháng 7. Kết thúc tuần, giá SVR 3L xuất khẩu ngày 25/7 đạt 1.845 USD/tấn, giảm 50 USD/tấn (-2,6%) so với ngày đầu tuần và ngày cuối tuần trước (18/7).

clip_image007

Giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu trung bình bốn tuần tháng 7/2014 đạt 1.911 USD/tấn, giảm 54 USD/tấn (-2,8%) so với mức trung bình tháng 6/2014, và giảm 314 USD/tấn (-14,1%) so với tháng 7/2013.

clip_image008

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam

Sunday, July 20, 2014

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 14/7 đến 18/7/2014

0 comments

Trong tuần từ ngày 14/7 đến 18/7/2014, giá cao su thiên nhiên tại các sàn giao dịch trên thế giới giảm liên tục trong hai phiên đầu tuần sau đó tăng dần trở lại đến cuối tuần. So với cuối tuần trước, vào ngày cuối tuần 18/7, giá cao su RSS 3 trên sàn TOCOM Nhật Bản hợp đồng giao tháng 12/2014 đạt 1.995,5 USD/tấn (+0,4%) và giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 8/2014 trên sàn SICOM Singapore đạt 1.690 USD/tấn (+0,8%); giá SMR 20 xuất khẩu tại Malaysia đạt 1.698 USD/tấn (+1,2%); giá SVR 3L của Việt Nam đạt 1.895 USD/tấn (-2,6%).

Tin tức liên quan đến thị trường cao su trong tuần

- Tồn kho cao su tại các cảng biển Nhật Bản tính đến ngày 30/6/2014 là 20.874 tấn, giảm 1,6% so với 10 ngày trước đó, theo số liệu từ Hiệp hội Kinh doanh Cao su Nhật Bản. Trong khi đó, tồn kho cao su được giám sát bởi Sàn Giao dịch Thượng Hải đã tăng 1,8% từ cuối tuần trước (11/7).

- Thị trường dầu thế giới đã ổn định trở lại sau khi giảm liên tục trong tuần trước. Giá dầu ngọt, nhẹ giao tháng 8 tăng 0,1% lên 100,91 USD/thùng trên sàn Nymex trong khi giá dầu Brent tăng 0,3% trên sàn ICE lên 106,98 USD/thùng.

- Theo số liệu vừa công bố ngày 16/7/2014, GDP Trung Quốc trong quý II tăng trưởng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với dự báo 7,4% cũng như tốc độ tăng trưởng 7,4% của quý I. Số liệu này đã củng cố thêm niềm tin của Chính phủ Trung Quốc rằng kinh tế đang trên đà phục hồi mạnh mẽ nhờ các biện pháp kích thích của Chính phủ.

- Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Cao su Ấn Độ, sau khi giảm trong tháng 4 và 5, sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ trong tháng 6/2014 đã tăng trở lại, đạt 63.000 tấn, tăng 65,8% so với 38.000 tấn tháng 6/2013. Sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm tài khóa hiện tại đạt 167.000 tấn, tăng 11,3% so với 150.000 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu cao su của Ấn Độ tháng 6 đạt 32.550 tấn, tăng 42% so với 23.001 tấn tháng 6/2013. Quý II, nhập khẩu cao su của Ấn Độ đạt 96,392 tấn, tăng 65% so với 58.345 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Diễn biến giá cao su trên thị trường quốc tế trong tuần 14/7 - 18/7/2014

Trong tuần qua, giá cao su RSS 3 giao tháng 12/2014 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo giảm nhẹ trong hai phiên đầu tuần trước những biến động trái chiều từ thị trường như áp lực từ tồn kho cao su tăng khi các nhà đầu tư bán cắt lỗ, trong khi giá dầu thế giới bất ngờ phục hồi đầu tuần sau khi giảm liên tục trong tuần trước có tác động hỗ trợ một phần đến giá cao su. Trong những phiên tiếp theo, giá cao su biến động tăng dần trở lại nhờ số liệu lạc quan từ Trung Quốc khi GDP nước này trong quý II/2014 tăng trưởng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với dự báo 7,4% của các chuyên gia. Kết thúc tuần (18/7) giá cao su đạt 1.995,5 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn (+1,0%) so với ngày đầu tuần (14/7) và tăng 8 USD/tấn (+0,4%) so với ngày cuối tuần trước (11/7).

clip_image001

Kết thúc ba tuần tháng 7/2014, giá cao su RSS 3 (TOCOM) trung bình đạt 2.013 USD/tấn đối với loại hợp đồng giao sau 5 tháng, tăng 19 USD/tấn (+1,0%) so với mức giá trung bình tháng 6/2014 nhưng giảm 451 USD/tấn (-18,3%) so với tháng 7/2013.

clip_image002

Giá cao su TSR 20 kỳ hạn trên sàn SICOM Singapore tuần qua biến động tương tự như tài sàn TOCOM. Vào cuối tuần ngày 18/7, giá cao su TSR 20 hợp đồng giao tháng 8/2014 đạt 1.690 USD/tấn, tăng 21 USD/tấn (+1,3%) so với ngày đầu tuần và tăng 13 USD/tấn (+0,8%) so với ngày cuối tuần trước (11/7).

clip_image003

Kết thúc ba tuần tháng 7/2014, giá TSR 20 trung bình hợp đồng giao sau 1 tháng đạt 1.693 USD/tấn, giảm 16 USD/tấn (-0,9%) so với trung bình tháng 6/2014, và giảm 540 USD/tấn (-24,2%) so với tháng 7/2013.

clip_image004

Tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu biến động như tại hai sàn TOCOM và SICOM. Kết thúc tuần, giá SMR 20 đạt 1.698 USD/tấn, tăng 18,5 USD/tấn (+1,1%) so với ngày đầu tuần và tăng 19,5 USD/tấn (+1,2%) so với ngày cuối tuần trước.

clip_image005

Giá SMR 20 trung bình ba tuần tháng 7/2014 đạt 1.703 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn (-0,6%) so với trung bình tháng 6/2014 và giảm 540 USD/tấn (-24,1%) so với tháng 7/2013.

clip_image006

Giá cao su Việt Nam xuất khẩu trong tuần 14/7 - 18/7/2014

Trong tuần từ 14/7 - 18/7/2014, giá cao su Việt Nam xuất khẩu giảm 1 lần vào ngày 15/7 trừ các chủng loại như SVR 5, SVR 10, SVR 20 không thay đổi kể từ đầu tháng 7. Kết thúc tuần, giá SVR 3L xuất khẩu ngày 18/7 giảm còn 1.895 USD/tấn, giảm 50 USD/tấn (-2,6%) so với ngày đầu tuần và ngày cuối tuần trước đó (11/7).

clip_image007

Giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu trung bình ba tuần tháng 7/2014 đạt 1.931 USD/tấn, giảm 34 USD/tấn (-1,7%) so với mức trung bình tháng 6/2014, và giảm 294 USD/tấn (-13,2%) so với tháng 7/2013.

clip_image008

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam

Monday, July 14, 2014

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 07/7 đến 11/7/2014

0 comments

Tin tức liên quan đến thị trường cao su trong tuần

- Trong khi tồn kho cao su tại các kho ngoại quan Thanh Đảo, Trung Quốc đã giảm xuống thấp nhất trong 5 tháng, một phần do nhu cầu sử dụng cao su làm tài sản thế chấp cho vay giảm, tuy nhiên tại Thượng Hải vẫn còn tồn kho gần 150.000 tấn cao su. Trong khi đó, tồn kho cao su tại các cảng biển Nhật Bản là 21.205 tấn tính đến ngày ngày 20/6/2014, theo số liệu từ Hiệp hội Kinh doanh Cao su của Nhật cho biết.

- Tháng 5/2014, Nhật Bản tiếp tục đạt thặng dư tài khoản vãng lai trong 4 tháng liên tiếp, xoa dịu lo ngại về thâm hụt trầm trọng từ đầu năm 2014. Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, thặng dự tài khoản vãng lai trong tháng 5 của nước này đạt 522,8 tỷ Yên (5,13 tỷ USD), thấp hơn 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cao hơn nhiều so với dự báo 442,5 tỷ Yên của các chuyên gia tham gia cuộc khảo sát của The Wall Street Journal và Nikkei.

- Xuất khẩu Trung Quốc tháng 6 tăng trưởng thấp hơn dự báo. Theo Cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu tháng 6 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với 7% của tháng 5 nhưng thấp hơn nhiều so với 10,6% dự báo của các chuyên gia.

- Nguồn cung dầu tăng khi Libya đã tái khởi động hoạt động sản xuất và số liệu tồn kho tại Mỹ đã khiến giá dầu giảm xuống. Giá dầu ngọt, nhẹ giao tháng 8/2014 giảm 1,1% xuống 102,29 USD/thùng trên sàn Nymex trong khi giá dầu Brent giảm 66 cents xuống 108,28 USD/thùng trên sàn ICE.

Diễn biến giá cao su trên thị trường quốc tế trong tuần 07/7 - 11/7/2014

Trong tuần qua, giá cao su RSS 3 giao tháng 12/2014 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) tiếp tục đà giảm từ cuối tuần trước trong phiên đầu tuần khi thị trường tiếp tục lo ngại về tình hình tồn kho cao tại Trung Quốc cùng với việc ngân hàng HSBC hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 2,4% so với dự báo trước đó là 2,6%. Đến phiên tiếp theo (08/7) giá cao su tăng nhẹ nhờ điểm sáng từ thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đã tăng 4 tháng liên tiếp, tính đến tháng 5/2014. Tuy nhiên trong các phiên còn lại giá cao su tiếp tục biến động giảm dần do ảnh hưởng từ việc giá dầu giảm khi lo ngại về bất ổn tại Iraq và Libya lắng dịu xuống kể từ cuối tuần trước. Kết thúc tuần (11/7) giá cao su đạt 1.987,8 USD/tấn, giảm 4,4 USD/tấn (-0,2%) so với ngày đầu tuần (07/7) và giảm 88 USD/tấn (-4,3%) so với ngày cuối tuần trước (04/7).

clip_image001[4]

Kết thúc hai tuần tháng 7/2014, giá cao su RSS 3 (TOCOM) trung bình đạt 2.033,7 USD/tấn đối với loại hợp đồng giao sau 5 tháng, tăng 39,7 USD/tấn (+2,0%) so với mức giá trung bình tháng 6/2014 nhưng giảm 430 USD/tấn (-17,5%) so với tháng 7/2013.

clip_image002[4]

Giá cao su TSR 20 kỳ hạn trên sàn SICOM Singapore tuần qua biến động tương tự như tại sàn TOCOM. Vào cuối tuần ngày 11/7, giá cao su TSR 20 hợp đồng giao tháng 8/2014 đạt 1.677 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn (+0,6%) so với ngày đầu tuần nhưng giảm 54 USD/tấn (-3,1%) so với ngày cuối tuần trước (04/7).

clip_image003[4]

Kết thúc hai tuần tháng 7/2014, giá TSR 20 trung bình hợp đồng giao sau 1 tháng đạt 1.705 USD/tấn, giảm 4 USD/tấn (-0,2%) so với trung bình tháng 6/2014, nhưng giảm 528 USD/tấn (-23,7%) so với tháng 7/2013.

clip_image004[4]

Tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu biến động theo xu hướng giảm dần qua các phiên giao dịch.  Kết thúc tuần, giá SMR 20 đạt 1.678,5 USD/tấn, giảm 17,5 USD/tấn (-1,0%) so với ngày đầu tuần và giảm 65 USD/tấn (-3,7%) so với ngày cuối tuần trước.

clip_image005[4]

Giá SMR 20 trung bình hai tuần tháng 7/2014 đạt 1.713 USD/tấn, tương đương so với trung bình tháng 6/2014 nhưng giảm 530 USD/tấn (-23,6%) so với tháng 7/2013.

clip_image006[4]

Giá cao su Việt Nam xuất khẩu trong tuần 07/7 - 11/7/2014

Trong tuần từ 07/7 - 11/7/2014, giá cao su Việt Nam xuất khẩu tiếp tục không thay đổi kể từ đầu tháng 7 với giá chủng loại SVR 3L xuất khẩu đạt 1.945 USD/tấn.

clip_image007

Giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu trung bình hai tuần tháng 7/2014 vẫn đạt 1.945 USD/tấn, giảm 20 USD/tấn (-1,0%) so với mức trung bình tháng 6/2014, và giảm 280 USD/tấn (-12,6%) so với tháng 7/2013.

clip_image008

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam

Monday, July 7, 2014

Báo cáo tháng 6/2014 Mặt hàng CAO SU

0 comments

I. Thế giới:

Nguồn cung cao su thiên nhiên thế giới được Công ty Rubber Economist Ltd. dự báo sẽ tiếp tục dư thừa trong vòng 2 năm tới, giá cả mặt hàng cao su sẽ vẫn thấp ngoại trừ khả năng nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc tăng nhanh hơn dự đoán. Dư thừa cao su thiên nhiên trong năm thứ 6 liên tiếp có thể tiếp tục làm giảm giá cao su thiên nhiên đến tận năm 2016 khi cây cao su trưởng thành giúp tăng sản lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại làm giảm nhu cầu tại Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới. Theo dự báo của Rubber Economist Ltd., năm 2016 cung cao su sẽ vượt cầu khoảng 316.000 tấn, giảm so với 483.000 tấn vào năm 2015.

Bên cạnh đó, Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) cũng nâng dự báo sản lượng cao su thiên nhiên sẽ tăng khi cây cao su trồng trong giai đoạn 2006 – 2008 trưởng thành và bắt đầu cho khai thác mủ. Mặc dù hiện tượng El Nino có thể là chưa đủ để làm giảm lượng dư thừa cao su, nhưng hiện tượng thời tiết gây khô hạn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể giúp hạn chế mức giảm giá cả. El Nino năm 1997-1998 đã khiến sản lượng cao su năm 1997 chỉ tăng trưởng 0,4%, giảm mạnh so với 6% năm 1996.

clip_image002

Giá cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) diễn biến khá tích cực trong tháng 6, tuy nhiên xu hướng tăng sẽ không thể duy trì lâu do nguồn cung cao su vẫn đang tăng lên. Sau khi tụt xuống mức thấp trong vòng 4 năm kết thúc phiên giao dịch 2/6 do mối lo ngại về thặng dư cao su toàn cầu tiếp tục kéo dài và Trung Quốc ngừng mua cao su để nghỉ lễ, giá cao su thiên nhiên tại Tocom bắt đầu giai đoạn hồi phục. Trong tuần từ 9/6 – 13/6, giá cao su RSS3 tăng đáng kể tại Tocom, với hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2014 đạt 201,1 yên/kg lúc đóng cửa phiên giao dịch 13/6, tăng so với 193,8 yên/kg lúc đóng cửa phiên 9/6. Vào đầu tháng (2/6), giá đóng cửa hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2014 chỉ đạt 192,7 yên/kg. Tuy nhiên, các mức cao hiện nay vẫn dưới ngưỡng tâm lý 200 yên/kg và giá vẫn dao động trong biên độ hẹp nên nhìn chung thị trường cao su Tocom nói riêng và thị trường thế giới nói chung vẫn trong ngưỡng thấp.

Các yếu tố tác động đến biến động giá cao su thế giới trong tháng bao gồm:

- Tồn kho cao su được giám sát bởi Sở Giao dịch Thượng Hải đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2013, đạt khoảng 154.000 tấn, nhưng tồn kho trong kho ngoại quan tại Thanh Đảo vẫn ở mức cao và theo các đại lý là hơn 300.000 tấn.

- Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 14 tuần khi giới đầu tư nhận thấy những dấu hiệu tăng mạnh trong nhu cầu tiêu thụ nửa sau năm 2014.Giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2014 tăng 1,7% lên 104,41 USD/thùng trên sàn Nymex - mức giá cao nhất kể từ ngày 3/3. Giá dầu Brent tăng 1,3% lên 109,99 USD/thùng trên sàn ICE.

- Thặng dư thương mại tháng 5/2014 của Trung Quốc tăng vọt. Số liệu cho thấy, xuất khẩu của Trung Quốc đạt được đà tăng trưởng trong tháng 5 nhờ nhu cầu của thế giới ổn định hơn. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tháng 5, xuất khẩu tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tháng 5 tăng mạnh hơn tháng 4 với mức tăng 0,9% và mức tăng dự báo 6,6%.

II. Việt Nam:

clip_image004

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp và PTNT, giá mủ cao su thiên nhiên biến động thiếu ổn định trong những ngày đầu tháng 6. Trong đó, giá thu mua mủ cao su dạng nước tại Bình Phước ngày 2/6 ở mức 8.960 đ/kg, sau đó tăng lên 9.600 đ/kg vào ngày 4/6 và duy trì ở mức này cho đến ngày 9/6 đã giảm trở lại mức 8.960 đ/kg, đến ngày 13/6 lại nhích lên 9.920 đ/kg. So với tháng 5, có thể nói giá mủ cao su đã tăng trở lại.

Trên thị trường xuất khẩu, trong tuần từ 9/6 – 13/6, giá cao su Việt Nam xuất khẩu chỉ giảm vào ngày 10/6, sau đó giữ ổn định. Giá cao su SVR 3L ngày 13/6 đạt 1.945 USD/tấn, giảm 70 USD/tấn so với ngày 9/6 và 6/6. Giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu trung bình hai tuần đầu tháng 6/2014 đạt 1.987 USD/tấn, giảm 36 USD/tấn (-1,8%) so với mức trung bình tháng 5/2014, và giảm 431 USD/tấn (-17,8%) so với tháng 6/2013.

Theo báo cáo thống kê của CIS, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 5/2014 đạt 51 nghìn tấn với giá trị 96 triệu USD, với ước tính này 5 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu cao su cả nước đạt 239 nghìn tấn với giá trị đạt 473 triệu USD, giảm 20,2% về khối lượng và giảm 39,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Giá cao su xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2014 đạt 1.997 USD/tấn, giảm 24,89% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng năm 2014, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể: Trung Quốc giảm 37,65% về khối lượng và giảm 53,26% về giá trị; Malaysia giảm 22,61% về khối lượng và giảm 45,86% về giá trị. Thị trường Hà Lan có tốc độ tăng nhanh nhất, gấp hơn 6 lần về lượng và hơn 4 lần về giá trị so với 4 tháng đầu năm 2013.

Nguyễn Lan Anh

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo Thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp & PTNT

2. CSDL giá nông sản PMARD của CIS

3. Tin Reuters

4. Website: VRA, TTXVN, Vinanet, Vneconomy.

Giá cao su thiên nhiên trong tuần từ ngày 30/6 đến 04/7/2014

0 comments

Trong tuần từ ngày 30/6 đến 04/7/2014, giá cao su thiên nhiên thế giới tại hai sàn giao dịch TOCOM và SICOM giảm xuống trong phiên đầu tuần sau đó biến động tăng dần trong các phiên giữa tuần nhưng giảm nhẹ vào cuối tuần.

So với cuối tuần trước, vào cuối tuần ngày 04/7, giá cao su RSS 3 trên sàn TOCOM Nhật Bản hợp đồng giao tháng 12/2014 đạt 2.076 USD/tấn (-2,1%) và giá cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 8/2014 trên sàn SICOM Singapore đạt 1.731USD/tấn (-2,6%); giá SMR 20 xuất khẩu tại Malaysia đạt1.743,5 USD/tấn (-1,9%); giá SVR 3L của Việt Nam đạt1.945 USD/tấn, không thay đổi so với cuối tuần trước.

Tin tức liên quan đến thị trường cao su trong tuần

- Công nghiệp của Nhật Bản phục hồi trong tháng 5/2014 khi Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết, sản lượng công nghiệp nước này tăng 0,5% trong tháng 5 sau khi giảm 2,8% vào tháng 4. Trong khi đó, dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg News là tăng 0,9%.

- Sản xuất Trung Quốc tăng nhanh nhất từ đầu năm 2014. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của lĩnh vực sản xuất tăng lên 51 điểm so với mức 50,8 điểm của tháng 5 và khớp với dự báo của các chuyên gia, theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia, Hiệp hội Mua bán và Logistics của Trung Quốc công bố ngày 1/7. Trước đó, HSBC và Markit Economics tính toán, chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc chỉ tăng lên 50,7 điểm so với tháng trước.

- Sản xuất tại Mỹ ổn định trong tháng 6/2014. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của lĩnh vực sản xuất tại Mỹ giảm nhẹ xuống 55,3 điểm so với 55,4 điểm của tháng 5, theo số liệu của Viện quản lý nguồn cung Mỹ công bố vào ngày 1/7.

- Doanh số bán ôtô của Mỹ tăng nhanh nhất trong 8 năm qua. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng bởi nhiều đợt thu hồi các loại xe gặp lỗi kỹ thuật, doanh số của các dòng xe ôtô tại thị trường Mỹ trong tháng 6/2014 tiếp tục tăng và với đà này trong năm 2014 có thể đạt mức tăng nhanh nhất trong vòng 8 năm trở lại đây, gây bất ngờ cả các chuyên gia.

Diễn biến giá cao su trên thị trường quốc tế trong tuần 30/6 - 04/7/2014

Trong tuần qua, giá cao su RSS 3 giao tháng 12/2014 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) giảm trong phiên đầu tuần theo đà giảm từ cuối tuần. Trong các phiên giữa tuần, giá cao su biến động tăng dần khi số liệu được công bố chính thức cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp tại các nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn là Trung Quốc, Nhật Bản đều có dấu hiệu tăng trưởng khả quan trong tháng 5/2014. Đồng thời, nền sản xuất của Hoa Kỳ duy trì ổn định trong tháng 6 cùng việc doanh số bán ôtô của nước này tăng nhanh nhất trong 8 năm qua đã có tác động hỗ trợ đến giá cao su. Tuy nhiên, đến phiên cuối tuần (04/7), giá cao su đã giảm trở lại, đạt 2.076 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn (-0,1%) so với ngày đầu tuần (30/6) và giảm 44,5 USD/tấn (-2,1%) so với ngày cuối tuần trước (27/6).

clip_image001

Kết thúc tuần đầu tháng 7/2014, giá cao su RSS 3 (TOCOM) trung bình đạt 2.087 USD/tấn đối với loại hợp đồng giao sau 5 tháng, tăng 93 USD/tấn (+4,7%) so với mức giá trung bình tháng 6/2014 nhưng giảm 376 USD/tấn (-15,3%) so với tháng 7/2013.

clip_image002

Giá cao su TSR 20 kỳ hạn trên sàn SICOM Singapore tuần qua biến động tương tự như tại sàn TOCOM. Vào cuối tuần ngày 04/7, giá cao su TSR 20 hợp đồng giao tháng 8/2014 đạt 1.731 USD/tấn, giảm 12 USD/tấn (-0,7%) so với ngày đầu tuần và giảm 47 USD/tấn (-2,6%) so với ngày cuối tuần trước (27/6).

clip_image003

Kết thúc tuần đầu tháng 7/2014, giá TSR 20 trung bình hợp đồng giao sau 1 tháng đạt 1.740 USD/tấn, tăng 31 USD/tấn (+1,8%) so với trung bình tháng 6/2014, nhưng giảm 493 USD/tấn (-22,1%) so với tháng 7/2013.

clip_image004

Tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu giảm liên tục trong tất cả các phiên giao dịch. Kết thúc tuần, giá SMR 20 đạt 1.743,5 USD/tấn, giảm 31 USD/tấn (-1,7%) so với ngày đầu tuần và giảm 33,5 USD/tấn (-1,9%) so với ngày cuối tuần trước.

clip_image005

Giá SMR 20 trung bình tuần đầu tháng 7/2014 đạt 1.753 USD/tấn, tăng 40 USD/tấn (+2,3%) so với trung bình tháng 6/2014 nhưng giảm 490 USD/tấn (-21,9%) so với tháng 7/2013.

clip_image006

Giá cao su Việt Nam xuất khẩu trong tuần 30/6 - 04/7/2014

Trong tuần từ 30/6 - 04/7/2014, giá cao su Việt Nam xuất khẩu tiếp tục giữ ổn định kể từ giữa tháng 6, giá SVR 3L xuất khẩu vẫn đạt 1.945 USD/tấn.

clip_image007

Giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu trung bình tuần đầu tháng 7/2014 đạt 1.945 USD/tấn, giảm 20 USD/tấn (-1,0%) so với mức trung bình tháng 6/2014, và giảm 280 USD/tấn (-12,6%) so với tháng 7/2013.

clip_image008

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam